Văn học

Truyện ngụ ngôn hay và những bài học ý nghĩa

Khi còn bé, chúng ta hẳn thường nghe những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn hay qua lời kể của ông bà, bố mẹ kèm theo đó là những bài học quan trọng cho cuộc sống. Bạn đã nghe qua những câu chuyện nào rồi, hãy cùng sfrv.org điểm qua những câu chuyện ngụ ngôn hay nhất nhé!

Truyện ngụ ngôn thường dùng những hình ảnh động vật đưa vào những câu chuyện văn vần hay văn xuôi. Truyện dùng hình ảnh ẩn dụ để đưa ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống, về triết lý nhân sinh. Hay là dùng để phê phán thói hư tật xấu của con người, hoặc để lên án tố cáo, châm biếm những kẻ quyền thế, cường hào.

1. Truyện ngụ ngôn dùng để đả kích kẻ cường quyền

1.1. Chèo bẻo và ác là

Truyện Chèo bẻo và Ác là.

Chèo bẻo và ác là là câu chuyện ngụ ngôn tiêu biểu, Mượn hình ảnh con Ác là ( đại diện cho kẻ oai quyền, hách dịch) và Chèo bẻo ( đại diện cho những người thân phận thấp hèn) để lên án những kẻ dùng quyền thế để mưu lợi bóc lột , chà đạp kẻ yếu trong xã hội cũ.

1.2. Mèo ăn chay

Mèo ăn chay.

Chuyện kể về con mèo già không có sức để bắt chuột được nữa, nó bèn nghĩ ra một kế để bắt đàn chuột trong nhà. Nó giả vờ tụng kinh, gõ mõ bảo từ nay không sát sinh nữa, lũ chuột nửa tin nửa ngờ. Đợi đến khi lũ chuột mất cảnh giác thì lão mèo từ từ tóm từng con chuột một cho đến khi con đầu đàn phát hiện được bộ mặt thật của con mèo.

Câu chuyện trên là dùng để phê phán những kẻ oai quyền giả nhân giả nghĩa, trong lòng thì mưu mô ác độc. Bởi vậy những lời ngon ngọt chưa hẳn là tốt đẹp gì, nhưng lời nói thật lòng khó nghe nhưng không phải là xấu.

2. Phê phán thói hư tật xấu con người

2.1. Ếch ngồi đáy giếng

Ếch ngồi đáy giếng.

Một con ếch sống trong một cái giếng nọ cùng với xung quanh là vài con ốc, cua, nhái bé nhỏ. Hằng ngày nó chứng kiến bầu trời to chỉ bằng chiếc vung và tiếng kêu nó vang dội cả giếng. Nó cứ cho mình là chúa tể cho tới khi vào một ngày mưa lớn, nước giếng dâng cao đưa ếch ra ngoài. Khi nó đang ngơ ngác nhìn cảnh tượng bên ngoài thì bị một con trâu dẫm bẹp.

Câu chuyện phê phán những người năng lực thì có hạn, hiểu biết nông cạn nhưng thường tự cho mình là tài hơn người, tự cao tự đại. Thế giới vốn rộng lớn vô cùng, chúng ta cần khiêm tốn, không ngừng trau dồi, tiếp thu kiến thức mới nếu không kết quả sễ không khác con ếch là bao nhiêu.

2.2. Người nông dân và con lừa

Người nông dân và con lừa.

Chuyện kể về một con lừa bị rơi xuống giếng, nhưng ông chủ lại thuê người đổ đất lấp cả lừa lẫn cái giếng bởi vì con lừa đã già và cái giếng cũng không còn có ích lợi gì. Thế nhưng, mỗi một xẻng đất rơi xuống trên người con lừa, nó lại rũ mình cho đất rơi xuống chân. Dần dần đống đất dưới chân con lừa đã dâng cao tới miệng giếng, và thế là con lừa đã chạy trốn ra khỏi miệng giếng trong sự ngỡ ngàng của mọi người.

Bài học ở đây là: Trong cuộc sống này có rất nhiều thứ bất lợi đang đổ dồn lên bạn. Hãy xem những thứ đó như là một cơ hội để bạn bước lên một vị trí cao hơn, đừng có chán nản, tuyệt vọng nếu không bạn sẽ không giải quyết được vấn đề gì.

2.3. Thả mồi bắt bóng

Thả mồi bắt bóng.

Chuyện kể về một con chó tha trộm được miếng thịt từ một hàng thịt. Khi nó chạy qua cầu, nhìn xuống dòng sông với làn nước trong vắt, con chó thấy hình bóng của miếng thịt in dưới nước còn to hơn miếng nó đang quắp ở miệng. Ấy thế, con chó bèn bỏ miếng thịt trong miệng đi, rồi nhảy xuống nước để bắt cái bóng thịt kia. Kết quả là miếng thịt mất mà bóng thịt cũng tan theo dòng nước.

Hình ảnh con chó trong câu chuyện này tiêu biểu cho những người lười biếng, tham lam, không biết trân trọng những gì mình đang có, mà chỉ mơ tưởng đến  những thứ xa vời hư ảo, cũng chính vì điều đó che mất lý trí không phân biệt được thật giả.

2.4. Thầy bói xem voi

Thầy bói xem voi

Năm ông thầy bói mù chưa bao giờ thấy con voi như thế nào, khi nghe nói có người dắt voi ngang qua làng, họ bèn rủ nhau đi xem. Người sờ vòi, người sờ tai, người sờ chân, người thì sờ đuôi, người thì sờ ngà. Rồi mỗi người kết luận hình dáng con voi khác nhau, không ai chịu ại, cuối cùng họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán.

Bài học rút ra ở đây: Khi bạn kết luận bất cứ một vấn đề gì, trước tiên cần phải xem xét toàn diện, đứng nhìn ở nhiều góc độ khác nhau. Phê phán những người hiểu biết nông cạn, phiến diện rồi đưa ra những kiến giải lệch lạc nhưng tự cho mình là đúng.

3. Bài học kinh nghiệm cho cuộc sống

3.1. Đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường.

Có một anh nông dân làm nghề đẽo cày để kiếm sống. Một hôm, anh được một cây gỗ tốt nhưng không biết đẽo như thế nào là hợp lý nhất. Thấy vậy người qua đường góp ý cho anh, cứ mỗi một người nói thì anh ta đều cảm thấy họ có lý và đẽo cày theo. Và kết quả cuối cùng thì anh ta làm hỏng khúc gỗ tốt đó mà chẳng đẽo ra cái cày nào.

Từ câu chuyện của anh chàng kia, chúng ta rút ra được bài học là làm chuyện gì cũng được nhưng bản thân phải có chính kiến, có quyết đoán và kiên trì với lựa chọn của mình thì như vậy mới mong gặt hái được thành công.

3.2. Chuyện bó đũa

Câu chuyện bó đũa

Người cha yêu cầu những đứa con của mình bẻ bó đũa theo 2 cách. Cách thứ nhất bẻ từng chiếc đũa cho đến khi hết bó đũa, và kết quả là toàn bộ bó đũa đều gãy hết. Cách thứ 2, bẻ cả bó đũa một lần, và những đứa con đều dùng hết sức nhưng không có chiếc đũa nào gãy

Bài học mà người cha muốn dạy những đứa con là đoàn kết là sức mạnh lớn nhất, tạo nên một thể thống nhất bền vững và lâu dài. Ngược lại, nếu như chia rẽ ra từng các nhân đơn độc sẽ là yếu nhược, dễ bị ngoại cảnh chi phối.

3.3. Con nai và bác thợ săn

Con nai và bác thợ săn.

Một con nai uống nước bên bờ suối, rồi ngắm nhìn bộ gạc của mình. Nó ước bộ móng guốc của mình to lớn như cái gạc. Đột nhiên, bác thợ săn xuất hiện bắn súng suýt trúng con nai, nó may mắn linh hoạt tránh được và chạy đi. Sau đó nó nhận ra rằng nó có thể thoát được là nhờ bộ móng nhỏ gọn của mình.

Từ câu chuyện trên cho chúng ta một bài học, đôi lúc những thế mạnh lớn nhất chính là những gì ta nghĩ là điểm yếu, quan trọng là dùng nó như nào là phát huy được tác dụng của nó.

3.4. Đeo lục lạc cho mèo

Đeo lục lạc cho mèo.

Câu chuyện kể về những chú chuột vì để tránh sự rình mò của con mèo mà khiến chúng ngày đêm mất ăn mất ngủ. Vì vậy  chúng đã nghĩ ra ý tưởng đeo lục lạc vào cổ của con mèo. Phòng khi nó lại gần thì chúng có thể nghe thấy tiếng chuông để tránh thoát. Nhưng ý tưởng tưởng chừng tuyệt vời đó lại vỡ tan khi có một con mèo già nói ” ai sẽ là người đeo lục lạc cho mèo?“.

Bài học ở đây là những ý tưởng tuyệt vời rất quan trọng để giải quyết vấn đề, nhưng quan trọng nhất vẫn là cách thực hiện ra sao.

3.5. Con quạ và cái bình nước

Con quạ và bình nước.

Chắc hẳn đây là câu chuyện khá là quen thuộc đối với mọi người về một chú quạ đang cố tìm cách uống nước trong một cái lọ ven đường. Tưởng chừng như chú quạ bất lực khi mực nước trong bình quá thấp mà chiếc mỏ của nó không lọt qua được cái cổ lọ. Cho tới khi nó nghĩ ra được cách là cho các viên sỏi lấp đầy bình cho nước dâng lên.

Câu chuyện cho ta một lời khuyên đó là sự kiên trì đó là mấu chốt của thành công, đôi lúc vấn đề trông có vẻ tệ đi không như mình mong muốn thì đừng có bỏ cuộc.

Trên đây là một số câu chuyện ngụ ngôn tiêu biểu mà mình tâm đắc nhất, mong rằng nó sẽ đem lại thật nhiều giá trị cuộc sống cho bạn đọc. Cám ơn mọi người đã theo dõi!

Bạn cũng có thể thích..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *